Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp, bệnh gút. hotline: 0968.393.636.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Viêm khớp mãn tính là gì ?


Viem-khop
Viêm khớp

Viêm khớp mãn tính là gì ?

Viêm khớp mãn tính là một dạng thường gặp của bệnh viêm khớp. Trên thế giới, cứ 8 người ở độ tuổi từ 18 đến 79 lại có một người bị bệnh này. Theo quỹ nghiên cứu về bệnh viêm khớp Hoa Kỳ, có tới 16 triệu người Mỹ bị bệnh này, trong đó số bệnh nhân nữ nhiều gấp 3 lần so với nam giới.

Cùng với sự lão hoá của cơ thể, các khớp sụn cũng bị bào mòn dần đi. Khi người ta tới ngưỡng 50 tuổi thì có tới 90% khả năng các lớp bị hỏng hóc đi đôi chút. Bệnh viêm khớp mãn tính  xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi. Vì lớp sụn là một phức hợp bao gồm dịch nhày, mô sụn có tác dụng hạn chế bớt lực ma sát khi khớp chuyển động nên nếu bị bào mòn sẽ sinh ra đau khớp.
Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối và cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm khớp mãn tính.

Nguyên nhân viêm khớp mãn tính trước đây được coi là một bệnh của tuổi già, tuy nhiên hiện nay do cuộc sống có nhiều thay đổi nên người ở mọi độ tuổi đều có thể là nạn nhân của căn bệnh này.

Những miếng sụn bị văng ra từ các khớp là một nguyên nhân viêm khớp mãn tính. Do đó những người tham gia các môn thể thao vận động mạnh như tennis, trượt tuyết là những người thuộc nhóm nguy có lớn bị viêm khớp mãn tính.

Không có một nguyên nhân cụ thể đối với viêm khớp mãn tính. Các chấn thương về khớp hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có thể là nguyên nhân của viêm khớp mãn tính. Bệnh Gút cũng có thể dẫn đến viêm khóp mãn tính. Một vài nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có yếu tố di truyền  đối với bệnh viêm khớp
Triệu chứng của viêm xương khớp:
Triệu chứng điển hình nhất là đau và cứng khớp. Trong giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện sau khi người ta luyện tập, tuy nhiên, càng dần về sau, các cơn đau ngày càng nhiều hơn, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi. Càng về sau, cơn đau có tần xuất ngày càng lớn hơn và khiến bạn không thể ngủ được về đêm. Đến lúc đó, lớp sụn hấp thụ lực giữa các khớp ngày càng bị bào mòn đi và xương ngày càng tiếp xúc trực tiếp với nhau hơn.

Về lâu dài, khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng, đỏ, và viêm nóng thường xuyên. Biến dạng khớp sẽ xảy ra khi mà một bên khớp bị mài mòn và xập xuống.

Một khi cảm thấy bị đau khớp, hãy đến khám bác sỹ ngay. Một loạt các xét nghiệm sẽ được tiến hành nhằm xác định bạn có bị viêm khớp không cũng như loại viêm khớp mắc phải. Chụp X quang có thể cần đến nhằm xác định mức độ tổn thương của các khớp xương. Xét nghiệm máu là cần thiết nhằm xác định liệu bạn có mắc thêm các bệnh khác nữa không. Phương hướng điều trị phụ thuộc nhiều vào loại khớp bị bệnh cũng như mức độ sớm hay muộn của bệnh. Phát hiện sớm để điều trị kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng.

Điều trị viêm khớp mã tính do bác sĩ đông y Đức Thành chuẩn trị và kê đơn, không phải tất cả các bệnh nhân viêm xương khớp đều bị nặng thêm theo thời gian. Hiện nay, chưa có một phương hướng điều trị hiệu quả hoàn toàn với bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này sẽ giúp bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như lấy lại được khả năng vận động bình thường cho mình.

Luyện tập thể dục, kiểm soát trọng lượng, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là những phương thức hiệu quả để điều trị bệnh này. Bệnh nhân cần tham khảo với bác sỹ của mình về chế độ ăn uống và luyện tập.

Bệnh nhân có thể dùng các thuốc giảm đau như aspirin hoặc nhóm acetaminophen (paracetamol). Đây là các thuốc thuộc dòng giảm đau, chống viêm phi steroid. Bác sỹ điều trị sẽ là người chỉ định loại thuốc phù hợp nhất đối với người bệnh.

Điều trị ngoại khoa:
Khi mà tất cả các biện pháp điều trị nội khoa đều không có kết quả, các cơn đau của bạn ngày càng đau hơn, thậm chí cả lúc nghỉ ngơi thì là đến lúc bạn phải nghĩ đến điều trị bằng ngoại khoa.

Kỹ thuật thay khớp có thể áp dụng cho thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp bàn ngón tay và ngón chân. Thực tế thì trong suốt hơn 25 năm qua, kỹ thuật thay khớp trong điều trị các bệnh lý về khớp đã có những phát triển mạnh mẽ và ngày nay trở nên là một phẫu thuật thông thường. Việc thay khớp sẽ do bác sỹ và bản thân bệnh nhân quyết định, tùy thuộc vào mức độ đau, tuổi, và nghề nghiệp của mỗi người.

Kết luận:
Bị bệnh viêm khớp không có nghĩa là người bệnh phải chấm dứt cuộc sống năng động hàng ngày của mình. Bác sỹ có thể giúp người bệnh tìm ra cách điều trị phù hợp nhất, giúp họ trở lại cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường.


Đức Thành

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nguyên nhân của bệnh gut

Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng thuốc hiện có và nếu bệnh nhân được điều trị đúng cùng với chế độ ăn kiêng phù hợp thì có thể ngăn ngừa được hoặc làm kéo dài thời gian phát bệnh. Nhưng đây là loại bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.
Bệnh gout (gút) là do lắng đọng các tinh thể urat (monosodium urat) hoặc tinh thể acid uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới độ tuổi 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Khi đã xác định là mắc bệnh gút, chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hạ acid uric máu.
Những hậu quả khi mắc bệnh gút
Nếu không được điều trị hoặc để cơn gút xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá... gọi là cục tophi là do lắng đọng tinh thể urat, khi vỡ làm chảy ra một chất bột trắng giống như phấn. Khi khớp bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Nếu khi khớp bị hư hoàn toàn thì chỉ có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo nhưng vẫn làm hạn chế khả năng vận động, giảm khả năng lao động.
Ăn uống thế nào khi bị gút? 1
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc.
Bệnh có nhiều biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận. Nhưng điều đáng chú ý là bệnh nhân mắc bệnh gút thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não là những bệnh của hội chứng chuyển hoá có liên quan đến chế độ ăn và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất.
Nguyên tắc ăn uống
Hạn chế thức ăn có nhiều nhân purin như thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm. Nếu ăn thì cần luộc chín và đổ nước luộc đi không dùng. Đồng thời cần hạn chế các loại phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, lòng, dồi lớn...; Hạn chế thức uống có nhiều base purin như rượu, bia, chè, cà phê, nước ép thịt; Các loại rau, quả có vị chua. Nên uống nhiều nước, uống các loại khoáng kiềm (bicarbonat), ăn các loại quả, rau có tính chất lợi tiểu để tránh acid uric ứ đọng lại trong cơ thể.