Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Phòng khám Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp. hotline: 0968.393.636.

Thuốc Đông y Đức Thành

Đông y Đức Thành chuyên điều trị bệnh xương khớp, bệnh gút. hotline: 0968.393.636.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Cách dùng mộc nhĩ đen phòng, trị bệnh

Mộc nhĩ 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Công dụng: dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết.

Mộc nhĩ 60g, huyết dư thán 10g. Mộc nhĩ sao tới khi bốc khói là được, hai thứ tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 6 - 10g với nước ấm hoặc có pha một chút dấm thanh. Công dụng: tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị băng lậu (băng kinh; rong kinh).

Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận phế, kiện tỳ chỉ huyết, bổ não cường tim và kháng ung, dùng thích hợp cho những người bị ho lâu ngày, cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, bệnh mạch vành tim, vữa xơ động mạch, ung thư...
Cách dùng mộc nhĩ đen phòng, trị bệnh 1

Mộc nhĩ 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao cháy, một nửa sao khô, vừng đen sao thơm, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày lấy 6g hãm với 120ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, kiện não ích trí, dùng lâu rất có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Mộc nhĩ 200g, hồng táo 100g, đường phèn 250g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết, rửa sạch, đem hầm với hồng táo trong 2.000ml nước cho thật nhừ, chế thêm đường phèn, chia làm 7 phần, mỗi ngày ăn 1 phần, chia 2 lần sáng và chiều. Công dụng: bổ thận chỉ huyết, dùng cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng thuộc thể thận hư.

Mộc nhĩ 15g, hồng táo 30 quả. Hai thứ đem hầm nhừ, ăn trong ngày. Công dụng: dưỡng huyết điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu và phụ nữ bị băng lậu và khí hư.

Mộc nhĩ 30g, đường đỏ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu nhừ rồi cho đường đỏ vào, đánh nhuyễn, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: lương huyết chỉ huyết, giáng áp, dùng thích hợp cho những người bị xuất huyết tử cung cơ năng và tăng huyết áp.

Mộc nhĩ và biển đậu lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g, có công dụng phòng chống bệnh tiểu đường.

Mộc nhĩ 30g, hoa hiên 120g, đường trắng vừa đủ. Hai thứ rửa sạch, nấu thành canh, chế thêm đường, ăn nóng. Công dụng: lợi thủy thông lâm, dùng cho người bị đái ra máu (huyết lâm).

Mộc nhĩ 6g, thịt lợn nạc 50g, phật thủ 9g, ý dĩ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; thịt lợn thái miếng; phật thủ thái phiến. Tất cả đem nấu thành canh ăn trong ngày. Công dụng: tuyên tý thông dương, hoạt huyết hóa ứ, dùng cho những người bị bệnh lý động mạch vành tim.

Mộc nhĩ 20g, ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu với 20g đường phèn lấy nước uống trong ngày hoặc nấu cháo với gạo nếp và hạt sen mà ăn để phòng chống bệnh viêm phế quản mạn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi.

Mộc nhĩ 5g, đậu phụ 200g, hai thứ nấu thành canh ăn thường xuyên hoặc mộc nhĩ 6g nấu với đường phèn lấy nước uống trước khi đi ngủ để phòng chống cao huyết áp.
Ngoài ra, mỗi ngày ăn thường xuyên từ 10 - 20g mộc nhĩ đen có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Điều cần chú ý là, những người bị đi lỏng mạn tính do viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên ăn mộc nhĩ đen.

vị thuốc tốt chữa thận dương hư.



Nhân sâm là một vị thuốc tốt chữa thận dương hư.

Theo YHCT, thận là 1 trong 5 tạng có tác dụng điều chỉnh toàn bộ các rối loạn trong cơ thể. Nếu thận dương hư, người bệnh có triệu chứng: liệt dương, di tinh, hưng phấn giảm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, chân tay lạnh... Sau nhiều nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm, YHCT đã cho ra đời rất nhiều bài thuốc có tác dụng tốt với những người bị suy giảm tình dục do thận dương hư:

Bài 1: nhân sâm, nhung hươu, nhục quế mỗi vị 6g; kỷ tử, thục địa, sơn thù nhục, ba kích, dương khởi thạch mỗi vị 10g; hoàng kỳ 30g, dâm dương hoắc 15g; cam thảo (sao) 3g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột, chia uống 2 lần sáng chiều với nước ấm; các vị thuốc khác cho vào sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày.

Bài 2: nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị bằng nhau. Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi.

Bài 3: nhân sâm, bạch linh, bạch thược, nhục quế, bạch truật, ngũ gia bì mỗi vị 30g, cam thảo sao 15g, bào khương 6g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát.
Bài 4: nhân sâm, nhung hươu, ba kích, phúc bồn tử, dâm dương hoắc mỗi vị 50g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.

đông y và ứng dụng cuộc sống

Tại Việt Nam đã có thời những người nghiên cứu giảng dạy và viết sách cho rằng "Đông y" có xuất xứ từ phương Đông. Ngày nay "Đông y" là thuật ngữ được sử dụng song song với "Y học cổ truyền", dùng chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y (y học hiện đại từ phương Tây).
Triết lý y học

Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh v.v. cùng các thành tựu của các ngành khoa học hiện đại.

Bên cạnh Âm Dương, Ngũ Hành, cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng. Mặc dầu tạng tượng học Đông y có nhiều điểm tương đồng với giải phẫu và sinh lý học Tây y, các từ Hán-Việt dùng để chỉ các tạng (tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), phủ (vị, đởm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường) trong Đông y không đồng nhất với các từ chỉ các cơ quan theo giải phẫu học Tây y (tim, gan, lách, phổi, cật; dạ dày, mật v.v.). Bởi lẽ Đông y có một hệ thống lý luận khác, theo đó, việc chia tách cơ thể thành các bộ phận khác nhau một cách rạch ròi chỉ là khiên cưỡng, do cơ thể là một thể thống nhất.
Chẩn bệnh
Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, Đà Lạt.

Chẩn đoán Đông y dùng các phương pháp vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng.
Điều trị

Điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp.

Phương pháp châm cứu dựa trên hệ thống kinh mạch được miêu tả chi tiết với hàng trăm huyệt trên cơ thể. Các huyệt và các đường kinh mạch có mối liên hệ với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loại kiểu nào thì can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).

Thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt). Thuốc Nam là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam. Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Lê Hữu Trác (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam).

Lưu ý: Phương pháp cạo gió được dùng rộng rãi trong dân gian chưa được ngành Đông y chính thức công nhận và phương pháp chích lễ cũng còn nhiều bàn cãi.